Chùa thầy và sự thể hiện những yếu tố Mật tông
Mật tông được hình
thành ở Ân Độ, thế kỷ VII sau Cône nguyên, là tông phái chủ trương
dùng hình tượng cụ thế kết hợp với mật chú, mật neữ. ấn quyết để khai mở trí
tuệ và giác ngộ. Sau khi tàn lụi ở Ân Độ, Mật tôna không mất đi mà được truyền
há sang Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên... và trở thành một tông
phái tôn giáo phát triển mạnh mẽ đồng thời cũng khó hiểu và huyền bí nhất trone
các dòng Phật giáo. Là một trong những nhánh phái thuộc Đại thừa Phật giáo sớm
có mặt tại Việt Nam, Mật tông đã có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống tâm linh cũng
như trong nghệ thuật Phật eiáo của người Việt. Dù không trở thành một tôns phái
và từ một hệ tư tưởng mang tính chính thống, Mật tông, đã nhanh chóng; hòa với
tín ngưỡng dân gian tồn tại lâu bền với những biểu hiện độc đáo trong hình thức
kiến trúc, điêu khắc, lễ hội cũng như đời sống tinh thần của người Việt. Nằm
trong hệ thống chùa mang đậm dấu ấn Mật tông, chùa Thầy dược coi như kiến trúc
khởi đầu, nơi lưu giữ khá nhiều những biểu hiện Mật tông qua sự sáng tạo trong
kiến trúc, điêu khắc, lễ hội và đặc biệt là những truyền thuyết kỳ bí gắn với
Từ Đạo Hạnh - vị
thiền sư Mật tông nổi tiếng thời Lý.
Title:
Chùa thầy và sự thể hiện những yếu tố Mật tông | |
Authors: | Đặng, Thị Phong Lan |
Keywords: | Văn hóa Tín ngưỡng Chùa Thầy Mật tông |
Issue Date: | 2013 |
Publisher: | H. : ĐHQGHN |
Description: | 16tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20566 |
Appears in Collections: | Việt Nam học (LIC) |
Nhận xét
Đăng nhận xét