Mô hình hóa biến động thị trường chứng khoán: Thực nghiệm từ Việt Nam
Nghiên cứu mô hình hóa biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam dựa
trên dữ
liệu chuỗi thời gian là giá đóng cửa hàng ngày của chỉ số VN-Index trong
giai đoạn 2005 - 2016. Các phân tích được thực hiện bằng mô hình GARCH
cân xứng và bất cân xứng. Theo tiêu chí AIC và SIC, nghiên cứu chứng
minh rằng GARCH (1,1) và EGARCH (1,1) được đánh giá là mô hình thích hợp
nhất để đo lường các dao động đối xứng và bất đối xứng của VN-Index.
Nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho sự tồn tại của các hiệu ứng bất cân
xứng (đòn bẩy) bởi các tham số của mô hình EGARCH (1,1) cho thấy các cú
sốc tiêu cực có ảnh hưởng đáng kể đến phương sai có điều kiện (biến
động), tuy nhiên ở mô hình TGARCH (1,1) thì kết quả không như kỳ vọng.
Nghiên cứu cũng cung cấp cho nhà đầu tư một công cụ để dự báo tỷ suất
lợi tức của thị trường chứng khoán. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ
giúp nhà đầu tư nhận định được mức lợi nhuận và sự biến động của thị
trường để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn trong việc nắm giữ các chứng
khoán.
Title: | Mô hình hóa biến động thị trường chứng khoán: Thực nghiệm từ Việt Nam |
Other Titles: | Modelling Stock Market Volatility: Evidence from Vietnam |
Authors: | Hồ, Thủy Tiên Hồ, Thu Hoài Ngô, Văn Toàn |
Keywords: | Biến động bất đối xứng;Biến động điều kiện;Các mô hình GARCH;Hiệu ứng đòn bẩy |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | H. : ĐHQGHN |
Series/Report no.: | Tập 33, Số 3 (2017); |
Abstract: | Nghiên cứu mô hình hóa biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên dữ liệu chuỗi thời gian là giá đóng cửa hàng ngày của chỉ số VN-Index trong giai đoạn 2005 - 2016. Các phân tích được thực hiện bằng mô hình GARCH cân xứng và bất cân xứng. Theo tiêu chí AIC và SIC, nghiên cứu chứng minh rằng GARCH (1,1) và EGARCH (1,1) được đánh giá là mô hình thích hợp nhất để đo lường các dao động đối xứng và bất đối xứng của VN-Index. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho sự tồn tại của các hiệu ứng bất cân xứng (đòn bẩy) bởi các tham số của mô hình EGARCH (1,1) cho thấy các cú sốc tiêu cực có ảnh hưởng đáng kể đến phương sai có điều kiện (biến động), tuy nhiên ở mô hình TGARCH (1,1) thì kết quả không như kỳ vọng. Nghiên cứu cũng cung cấp cho nhà đầu tư một công cụ để dự báo tỷ suất lợi tức của thị trường chứng khoán. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ giúp nhà đầu tư nhận định được mức lợi nhuận và sự biến động của thị trường để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn trong việc nắm giữ các chứng khoán. |
Description: | tr. 1-11 |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/59562 |
ISSN: | 2588-1108 |
Appears in Collections: | Economics and Business |
Nhận xét
Đăng nhận xét